Những điều cần biết trước khi mua máy phát điện chạy dầu Diesel23Th10

Những điều cần biết trước khi mua máy phát điện chạy dầu Diesel

Máy phát điện chạy dầu Diesel được phát triển và ra đời vì nó có nhiều ưu điểm quan trọng cho việc cung cấp điện năng trong các tình huống đặc biệt hoặc khi yêu cầu cao về độ ổn định và hiệu suất

1. Máy phát điện chạy dầu là gì?

Máy phát điện chạy dầu là một thiết bị được sử dụng để tạo ra điện năng bằng cách sử dụng dầu diesel là nguồn nhiên liệu. Đây là loại máy phát điện thường được sử dụng trong các tình huống cần cung cấp điện năng dự phòng hoặc liên tục trong các ứng dụng công nghiệp, thương mại và cả gia đình.

Máy phát điện sử dụng nguồn nhiên liệu dầu Diesel

 

2. Các loại máy phát điện chạy dầu

2.1 Máy phát điện chạy dầu trong công nghiệp/ nông nghiệp

  • Về công suất : Loại máy công nghiệp thường có công suất lớn, từ vài chục kilowatt đến hàng nghìn kilowatt. Điều này cho phép cung cấp điện năng cho cơ sở sản xuất, trạm biến áp, trung tâm dữ liệu và các cơ sở công nghiệp quy mô lớn.
  • Hoạt động: Máy phát điện chạy dầu công nghiệp thường được thiết kế để hoạt động liên tục trong thời gian dài mà không bị gián đoạn. Chúng thường kết hợp với các hệ thống tự động chuyển đổi để đảm bảo nguồn điện không bị mất khi có cúp điện.
  • Khả năng chịu tải: Chúng có thể cung cấp điện năng cho nhiều thiết bị và hệ thống công nghiệp đồng thời.
  • Kiểm soát và quản lý từ xa: Máy phát điện chạy dầu công nghiệp thường có các tính năng trên để theo dõi và điều khiển hoạt động từ xa. Làm tiện lợi hơn quá trình kiểm soát một hệ thống lớn trong công nghiệp.

2.2 Máy phát điện chạy dầu trong dân dụng

  • Về công suất: Loại máy dân dụng thường có công suất thấp đến vừa, thích hợp cho việc cung cấp điện cho các trang trại, nhà ở, hoặc sử dụng ngoài trời như cắm trại.
  • Di động và dễ di chuyển: Các máy phát điện dầu dân dụng thường được thiết kế nhẹ và dễ di chuyển, với bánh xe hoặc cánh tay đẩy, để thuận tiện di chuyển đến nơi cần thiết.
  • Dự phòng và sử dụng tạm thời: Máy phát điện chạy dầu dân dụng thường được sử dụng làm nguồn dự phòng trong trường hợp cúp điện tạm thời hoặc sự cố, và có thể tắt mở bằng tay dễ dàng.

 

3. Các thông số kỹ thuật cần biết khi dùng máy phát điện chạy dầu

3.1 Công suất 

  • Công suất của máy phát điện được đo bằng đơn vị watt (W) hoặc kilowatt (kW). Đây là hai thông số quan trọng nhằm xác định khả năng mà máy có thể cung cấp điện cho các thiết bị và hệ thống.
  • Để tính toán được công suất phải thông qua ký hiệu là KW hoăc KVA. Trong đó, với mỗi KW sẽ tương đương với 1 số điện, với máy phát điện 1 pha thì 1KVA = 1KW, còn với máy phát điện 3 pha: 1KVA = 0.8KW.

 

3.2 Số pha 

Máy phát điện có thể được thiết kế để cung cấp điện 1 pha hoặc 3 pha. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về số pha trong máy phát điện:

  • Máy phát điện 1 pha: Loại này tạo ra một dòng điện duy nhất và thường được sử dụng trong các ứng dụng như nhà ở, văn phòng nhỏ hoặc các thiết bị gia đình. Các đầu cắm ổ cắm tiêu chuẩn cho máy tính, tivi, tủ lạnh, và các thiết bị gia đình thông thường sử dụng điện 1 pha với hiệu điện thế là 220V.
  • Máy phát điện 3 pha: Loại 3 pha tạo ra ba dòng điện ở ba pha khác nhau, thường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp và thương mại. Điều này bởi vì nó cung cấp nhiều công suất hơn và thích hợp cho các máy móc công nghiệp, hệ thống chiếu sáng lớn, và các ứng dụng khác đòi hỏi công suất cao với hiệu điện thế là 380V.

3.3 Tiêu thụ nhiên liệu 

  • Lượng dầu tiêu thụ của máy phát điện hay còn gọi là định mức tiêu thụ là lượng dầu mà động cơ sẽ tiêu thụ trong một khoản thời gian cố định và thường được tính theo giờ.
  • Với điều kiện đầy tải và vận hành bình thường, để tính tiêu thụ nhiên liệu máy phát điện chạy dầu, người ta thường sử dụng công thức:

m= Pkt

Trong đó:

m: mức tiêu hao nhiên liệu (kg)

P: công suất của máy (kw)

k: tỉ lệ tiêu hao (g/kw.h)

t: thời gian máy hoạt động (giờ)

 

3.4 Hệ thống điều khiển 

Bộ điều khiển máy phát điện chạy dầu 

  • Hiển thị các thông số khi máy đang vận hành: Điện áp, tần số, dòng điện, mức nhiên liệu, áp suất dầu bôi trơn, nhiệt độ nước làm mát, số giờ vận hành …;
  • Điều khiển tần số, điện áp và tốc độ động cơ: Hệ thống điều khiển quản lý tần số và điện áp của đầu ra để đảm bảo rằng chúng đáp ứng yêu cầu cụ thể. Bên cạnh đó, nó quản lý tốc độ và hoạt động của động cơ chạy dầu để đảm bảo hiệu suất tối ưu và tiết kiệm nhiên liệu, kiểm soát quá trình khởi động và dừng máy phát.
  • Bảo vệ và an toàn: Nó chứa bộ bảo vệ để theo dõi và phát hiện các sự cố như quá tải, quá dòng, quá áp, quá nhiệt, và mất đồng bộ. Nếu xảy ra sự cố, hệ thống này sẽ ngắt nguồn máy phát để bảo vệ máy và người sử dụng.
  • Theo dõi và báo cáo: Hệ thống điều khiển thường cung cấp khả năng theo dõi và báo cáo về hiệu suất và trạng thái của máy phát. Điều này giúp người quản lý theo dõi máy phát từ xa và thực hiện bảo trì định kỳ.

 

3.5 Kích thước

Kích thước của máy phát điện chạy dầu có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào công suất của máy, loại máy, và mục đích sử dụng.

Kết luận 

Khi mua một chiếc máy phát điện chạy dầu cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Bạn cần phải nắm rõ các thông tin của máy phát điện để đưa ra được lựa chọn phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng.

 

Nếu bạn cần tư vấn thêm để lựa chọn một chiếc máy phát điện đúng với những yêu cầu mà bạn hướng đến, hãy liên hệ với CIG Power đơn vị chuyên cung cấp, cho thuê và bảo dưỡng máy phát điện. Với đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp lành nghề, tận tâm với quý khách hàng hài lòng. Chúng tôi cam kết chất lượng dịch vụ tốt nhất tại thị trường Việt Nam.

——————————–
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Khoa Học – Kỹ Thuật CiG
Điện Thoại: 024-3376-5588 / Fax: 024-3376-5589 / Email: sales-vn@cigpower.com
Website: cigpower.vn/ * Fanpage: fb.com/xenangnguoimayphatdien

Bình luận bài viết
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

02433765588

sales-vn@cigpower.com

Showroom

Chat